Sự ra đời và phát triển của tủ nấu cơm

0
(0)

Cơm là một món ăn không thể thiếu của người Việt Nam. Đây được xem là món lương thực chính đồng thời cũng là một trong những nét văn hóa đặc trưng của đất nước Việt Nam chúng ta.

Cơm được nấu từ gạo tẻ vo sạch, dùng nồi đất, nồi gang hoặc nồi nhôm và nấu bằng lửa than, lửa gas hoặc mâm nhiệt của nồi điện… Với nhu cầu sử dụng ít thì đa số các gia đình hiện nay đều dùng nồi cơm điện để nấu. Tuy nhiên, với những khu vực có số lượng người đông lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người như ở các cơ quan, xí nghiệp, căn tin bệnh viện, trường học… thì người ta đã chuyển sang sử dụng một thiết bị bếp công nghiệp có tên gọi là tủ nấu cơm.

Tủ nấu cơm là gì?

Tủ nấu cơm là một sản phẩm được sản xuất để đáp ứng nhu cầu nấu cơm với số lượng lớn trong một lần nấu. Tủ có thể nấu tối đa từ 12 – 120kg gạo/lần chỉ trong vòng 60 – 90 phút, cơm nấu ra có độ chín tốt, thơm ngon, giữ được hương vị của gạo.

Sự ra đời và phát triển của tủ nấu cơm

Năm 1945

Lần đầu tiên nồi cơm điện xuất hiện do Tập đoàn Mitsubishi – Nhật Bản sản xuất. Thời điểm đó thiết kế của nồi cơm điện rất đơn giản, chỉ có một mâm nhiệt có khả năng tự động tắt khi nhiệt độ đạt đến một mức nhất định. Do đó, nồi cơm điện vẫn chưa thực sự phổ biến vào giai đoạn này.

Năm 1956

Toshiba giới thiệu đến người tiêu dùng nồi nấu cơm mới có hai lớp: ruột nồi và lớp cách điện. Nhờ đó, nhiệt độ được giữ ổn định trong suốt quá trình nấu và an toàn sử dụng, ngoài ra còn có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động tắt nguồn khi cơm chín.

Với sáng chế này, Toshiba đã tạo nên 1 làn sóng mới trong thị trường nấu cơm thời điểm đó, người người, nhà nhà, ai ai cũng sắm riêng cho mình một nồi cơm điện để phục vụ cho nhu yếu phẩm hằng ngày của cuộc sống gia đình.

Năm 1989

Nồi cơm nấu bằng lò vi sóng được biết đến lần đầu tiên trong sáng chế số US 4853509, do Công ty Hairo Kabushiki Kaisa đăng ký. Đây là một trong những sáng tạo về nồi nấu cơm khi cấu tạo hoàn toàn không có mâm nhiệt, không dây hoặc các nút điều khiển, thay vào đó, cần có một lò vi sóng và nồi nấu được làm từ một chất liệu đặc biệt để có thể nung nóng trong lò vi sóng đến một nhiệt độ đủ cao để đun sôi gạo. Tuy nhiên, công suất nấu của nồi khá thấp, chỉ khoảng 600g gạo.

Năm 2003

Matsushita đã phát triển một loại nồi cơm điện sử dụng hơi nước ở nhiệt độ cao (130oC) để nấu cơm nhằm giữ được vị ngọt và mùi hương tự nhiên của gạo.

Năm 2005

Khi mà các khu công nghiệp bùng nổ, để đảm bảo suất ăn cho vài ngàn công nhân trong bữa ăn, các công ty đã tìm đến các xưởng cơ khí chế tạo và lắp rắp một mô hình mới mang tên tủ nấu cơm. Với kết cấu bằng inox không gỉ, thiết kế đẹp và công nghệ nấu chín cơm bằng hơi nước.

Tủ nấu cơm hiện nay đang là xu thế của thời đại mới, những năm gần đây, tủ nấu cơm đã và đang được thay thế cho những cách nấu cơm truyền thống, như dùng nồi nấu cơm bằng gang, nồi nấu cơm điện, nồi đất, và tủ nấu cơm bằng inox đã được sử dụng rộng rãi như vậy.

Lời kết

Trên đây là nhưng thông tin về sự ra đời và phát triển của tủ nấu cơm, hi vọng đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích cho mình.

Có thể bạn quan tâm:

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

CLICK ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

CHƯA CÓ LƯỢT ĐÁNH GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *